Nếu bạn đang có nhu cầu lái xe 7 chỗ, không biết nên chọn khoá học phù hợp dành cho xe 7 chỗ đang là nỗi băn khoăn của nhiều người. Bằng B1, B2 hay bằng C mới được lái xe 7 chỗ và các loại bằng lái này khác nhau như thế nào? Vậy lái xe 7 chỗ cần bằng gì? dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và chọn ra khóa học phù hợp.
1. Xe 7 chỗ là gì?
Xe 7 chỗ là loại phương tiện xe ô tô dùng để chở người, chở được 7 người (tính cả tài xế), và trong các trường hợp nào đó thì xe có thể chở 8 người mà không bị phạt. Các loại xe 7 chỗ phổ biến như là: Toyota Innova, Toyota Fortuner, Sedona, Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga… loại xe này có kích thước lớn, chở được nhiều người hơn so với xe con. Đặc biệt, hàng ghế sau cùng còn có thể gấp gọn lại để mở rộng không gian chứa hành lý.
Về lý thuyết, xe 7 chỗ hay còn gọi là xe SUV được phân loại, thuộc dòng xe dưới 9 chỗ ngồi. Do đó để có quyền điều khiển loại phương tiện này, người tham gia giao thông cần phải có bằng lái xe hạng B. Hạng B được phân thành 2 loại B1 và B2.
Trong đó B1 không dành cho kinh doanh vận tải và B2 có kinh doanh vận tải. Thông thường đa số học viên học lái xe ô tô đều chọn học bằng lái B2 và nhiều trung tâm đào tạo lái xe chỉ tổ chức học và thi sát hạch lái xe hạng B2. Vậy học lái xe ô tô 7 chỗ cần bằng gì?
2. Bằng lái xe 7 chỗ là bằng gì?
Có nhiều loại giấy phép lái xe được phép điều khiển xe ô tô 7 chỗ, có thể là bằng B1, B2 hoặc C. Sự khác biệt giữa các loại bằng lái xe này là gì?
2.1. Bằng lái xe hạng B2
Đây là bằng lái xe 7 chỗ phổ biến nhất bởi chi phí học, thi sát hạch rẻ và có thể lái nhiều loại xe, bạn được cả xe số sàn, xe số tự động. Bằng lái này cho phép xe chở người đến 9 chỗ ngồi và có thể kinh doanh vận tải.
>>Làm ngay bài thi lý thuyết B2 online với 18 bộ đề 600 câu hỏi của thilythuyetb2
2.2. Bằng lái xe hạng B1
Riêng loại bằng này chỉ cho phép tài xế lái xe số tự động, vì vậy sẽ có ít tài xế kinh doanh dịch vụ chọn học lái xe ô tô loại B1 hơn. Ngoài ra, chi phí học và thi bằng lái xe B1 cũng cao hơn B2. Bù lại, việc thi bằng lái xe 7 chỗ hạng B1 thì đơn giản hơn, phù hợp với các cá nhân lái xe dịch vụ có sẵn của mình, và phải là xe số tự động.
>> Thi Thử Lý Thuyết Lái Xe B1 miễn phí ngay hôm nay
2.3. Bằng lái xe hạng C
Xếp theo bảng chữ cái, càng về sau bản chất bằng C cao hơn bằng B1 và B2. Tài xế được cấp giấy phép lái xe hạng C có thể lái được cả xe số sàn và xe số tự động, và được phép lái xe chở người lên đến 9 chỗ ngồi. Đáng chú ý, bằng hạng C còn có thể cấp phép lái xe tải trên 3,5 tấn, trong khi bằng B1 và B2 chỉ được lái xe tải dưới 3.5 tấn. Chi phí cho loại bằng lái này cao hơn các hạng B khoảng 3 triệu đồng.
Ngoài ra các bằng hạng D, E, F cũng có thể lái được xe 7 chỗ. Tuy nhiên đó là những loại giấy phép lái xe yêu cầu có kinh nghiệm lâu năm, và bạn chỉ được thi bằng D, E, F khi đã có bằng B và C.
3. Học bằng lái xe 7 chỗ bao nhiêu tiền?
Đối với bằng B1, tổng hết các chi phí cả học và thi ở thời điểm hiện tại sẽ rơi vào khoảng 8 – 9 triệu đồng. Bằng B2 sẽ đắt hơn khoảng 9 – 10 triệu đồng và bằng C sẽ mất khoảng 11-12 triệu đồng.
4. Lái xe ô tô 7 chỗ không có bằng lái xe bị phạt bao nhiêu
Trước hết cần làm rõ, trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông và trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem theo là hai trường hợp khác nhau. Tương ứng với đó, mức phạt dành cho người vi phạm cũng là khác nhau.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
- Đối với xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông không đem bằng lái xe sẽ bị phạt từ 01 – 02 triệu đồng căn cứ vào Điểm a khoản 5 Điều 21 của bộ Luật Nhà nước khi tham gia giao thông.
- Đối với xe máy từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh khi tham gia giao thông không đem bằng lái xe sẽ bị phạt từ 04 – 05 triệu đồng căn cứ vào Điểm b khoản 7 Điều 21 của bộ Luật Nhà nước khi tham gia giao thông.
- Đối với ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi tham gia giao thông không đem bằng lái xe sẽ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng căn cứ vào Điểm b khoản 9 Điều 21 của bộ Luật Nhà nước khi tham gia giao thông.
Trong khi đó, nếu có bằng lái xe nhưng chỉ là quên không đem theo khi đi đường, người điều khiển phương tiện sẽ được nộp phạt với mức thấp hơn rất nhiều. Cụ thể:
- Xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 – 200.000 đồng (Điểm b khoản 2 Điều 21) của bộ Luật Nhà nước khi tham gia giao thông.
- Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng (Điểm a khoản 3 Điều 21) của bộ Luật Nhà nước khi tham gia giao thông.
Có thể thấy, để trả lời câu hỏi “xe 7 chỗ cần bằng gì?”, thì lái xe 7 chỗ thì bằng B2 là ít tốn kém nhất, lái được cả xe số sàn và số tự động nên rất phù hợp với các bác tài học lái xe để kinh doanh dịch vụ xe 7 chỗ.
Xem các tin tức liên quan tại… …www.thilythuyetb2.com .