Bằng lái xe ô tô phổ thông bao gồm ba loại GPLX (Giấy phép lái xe) hạng B bao gồm B1 số tự động, B1, và B2.
Mỗi loại bằng sẽ có những quy định khác nhau về loại phương tiện mà người sở hữu GPLX được sử dụng cũng như những điều kiện đi kèm.
Trong số ba loại bằng trên, bằng B2 được coi là loại bằng phổ biến nhất tại Việt Nam, nhờ vào những ưu điểm nhỉnh hơn so với bằng B1
Thi Lý Thuyết B2 đã nhận được nhiều câu hỏi về việc bằng lái xe hạngB2 được lái loại xe gì, tải trọng bao nhiêu, kích cỡ như thế nào?
Bằng B2 lái xe gì? Hồ sơ và thủ tục cần phải chuẩn bị khi học và khi thi bằng lái xe B2 chi tiết nhất như thế nào? Trung tâm sẽ mang đến cho các bạn câu trả lời cực kì ngắn gọn và dễ hiểu dựa theo thông tin chính thức từ Điều 59 về Giấy phép lái xe của Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội.
Câu hỏi “Bằng B2 chạy được xe gì hay B2 là bằng lái xe gì” có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Ngay sau đây thì chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Dựa trên Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì đã quy định rõ ràng rằng những người lái xe có bằng lái B2 thì sẽ được điều khiển các phương tiện giao thông nằm trong danh sách sau đây:
Những loại ô tô chuyên dụng có trọng tải được thiết kế sẵn < 3.5 tấn.
Những loại xe đã được quy định dành cho giấy phép lái xe hạng B1.
Bằng B2 lái xe gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Cụ thể hơn thì đối với những người có bằng B2 sẽ được chạy những loại xe sau:
Ô tô có 9 chỗ ngồi và bao gồm cả chỗ ngồi của người đang lái xe.
Các loại ô tô chuyên dụng có trọng tải được thiết kế sẵn < 3.5 tấn.
Các loại ô tô tải và ô tô tải chuyên dụng có trọng tải được thiết kế sẵn < 3.5 tấn.
Máy kéo và có thể kèm theo một rơ moóc có trọng tải được thiết kế sẵn < 3.5 tấn.
Như vậy thì chắc hẳn các bạn cũng đã giải đáp được bằng lái B2 lái được xe gì. Tiếp tục theo dõi bài viết bên dưới để khám phá về thủ tục và hồ sơ nhé.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các loại xe mà người sở hữu bằng B2 được phép lái:
2.1 Xe con 4 chỗ (Sedan, Hatchback và SUV)
Người cầm bằng B2 được lái những chiếc xe nhỏ khoảng 4 chỗ. Các dòng xe Sedan và Hatchback như Toyota Camry, Kia Morning, Honda Civic, Toyota Corolla, Chevrolet Spark, Ford Fiesta, Mercedes A-class .. đều là những mẫu xe khá phổ biến tại Việt Nam.
Các dòng xe SUV phổ biến tại Việt Nam bao gồm: Toyota Land Cruiser hay dòng Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero thể thao, Lexus GX 460 hay Lexus LX 570,…
2.2 Xe 7 Chỗ
Bằng B2 cho phép tài xế điều khiển xe 7 chỗ, kích thước trung bình nhỏ với mục đích dân dụng hoặc kinh doanh. Nên nếu các bạn đang có ý định mua xe hoặc muốn xin vào làm tài xế tại các công ty du lịch, thì hãy thi bằng B2.
Một trong những dòng xe 7 chỗ phổ biến nhất tại Việt Nam là Toyota Innova, Mitsubishi Xpander, Kia Carens và Mitsubishi Grandis.
2.3 Các dòng xe bán tải
Những dòng xe bán tải là những xe có thiết kế kết hợp giữa xe dân dụng và xe tải, đây là những lựa chọn thích hợp cho những gia đình thường xuyên chở hàng hóa. Những dòng xe tiêu biểu có thể kể đến như: Toyota Hilux, Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50, và Nissan Navara…
2.4 Xe tải nhỏ và bán tải có tải trọng dưới 3.5 tấn
Người cầm bằng B2 có thể lái các loại xe tải nhỏ có tải trọng dưới 3.5 tấn (3500 kg) cho mục đích dân dụng lẫn thương mại.
Cụ thể, nếu sở hữu bằng B2, các bạn có thể lái xe tải cỡ nhỏ để làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa với số lượng thấp.
3. Quy định chi tiết về hồ sơ và thủ tục để học bằng lái B2
Trước khi làm thủ tục thi bằng lái B2 thì người dự thi bắt buộc phải học bằng lái B2 với khóa đào tạo lái xe có đầy đủ điều kiện và thủ tục theo quy định dưới đây:
3.1. Điều kiện để thi bằng lái xe B2
Dựa trên Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Điều 59, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì những đối tượng có đủ điều kiện để thi bằng lái B2 nằm trong danh sách sau:
Công dân Việt Nam hoặc những người nước ngoài đã được cấp phép cư trú tại Việt Nam, những người nước ngoài đang làm việc hoặc học tập tại Việt Nam.
Người đủ 18 tuổi trở lên và đảm bảo các điều kiện liên quan đến sức khỏe cũng như trình độ văn hóa dựa trên quy định có sẵn. Lưu ý 18 tuổi ở đây là phải tính đến ngày dự sát hạch lái xe.
Ngoài ra đối với trường hợp muốn nâng bằng lái từ bằng B1 lên bằng lái B2 thì yêu cầu người lái đã phải có ít nhất một năm lái xe và đã lái khoảng 12.000 km an toàn.
Bên cạnh việc quan tâm bằng B2 lái xe gì thì còn cần phải chú trọng đến những đối tượng đủ điều kiện để thi
3.2. Yêu cầu đối với hồ sơ để học bằng lái xe B2 có gì?
Dựa trên khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT – BGTVT thì những người lần đầu tiên dự thi bằng lái B2 sẽ yêu cầu cần có một bộ hồ sơ để nộp tại cơ sở đào tạo lái xe. Cụ thể thì bộ hồ sơ thi bằng B2 này sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị học và sát hạch để được cấp giấy phép lái xe ( Đã có mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu vẫn còn thời hạn và có đính kèm thêm cả số CMND hay CCCD.
Riêng đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì yêu cầu hộ chiếu vẫn còn thời hạn.
Đối với người nước ngoài thì yêu cầu bản sao hộ chiếu vẫn còn thời hạn (tối thiểu là 6 tháng trở lên) cùng với thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú. Người nước ngoài cũng cần phải chuẩn bị chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ.
Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
3.3. Học bằng lái B2 trong bao lâu?
Tổng thời gian đào tạo đối với những người học bằng lái xe B2 lần đầu sẽ là 588 giờ, trong đó là 168 giờ lý thuyết cùng với 420 giờ thực hành. Chỉ khi đáp ứng đủ thời gian này thì mới đủ điều kiện để dự thi.
Đủ lượng giờ học lý thuyết và thực hành thì mới được thi lái xe B2
Tổng thời gian đào tạo đối với những người học bằng lái xe B1 nâng hạng lên bằng lái xe B2 thì sẽ là 94 giờ, trong đó 44 giờ lý thuyết và 50 giờ thực hành.
Cụ thể về quy trình kiểm tra thì sẽ chia ra làm hai phần như sau:
Kiểm tra các môn đã học đối với bằng lái xe B2 như Cấu tạo, Sửa chữa thông thường và Nghiệp vụ vận tải. Người dự thi có thể đăng ký học với các cơ sở đào tạo hoặc tự học nhưng sẽ phải để cho các cơ sở đào tạo kiểm tra.
Kiểm tra để cấp chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm một số các môn như Pháp luật giao thông đường bộ, Thực hành lái xe.
4. Thủ tục thi bằng lái B2
Bên cạnh việc bằng lái xe B2 chạy được xe gì thì các thủ tục cần phải chuẩn bị cho quá trình dự thi cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
4.1. Hồ sơ thi bằng lái B2
Dựa trên điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì những người dự thi lái xe sẽ phải lập một bộ hồ sơ với các giấy tờ cần thiết.
Đối với những người lần đầu dự thi bằng lái B2 sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
Hồ sơ dựa trên khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT
Chứng chỉ đào tạo (hoặc chứng chỉ sơ cấp) dành cho người dự sát hạch
Danh sách sát hạch do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp phải có tên của người dự sát hạch
Đối với những người thi bằng lái B2 do thời hạn sử dụng đã hết thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu vẫn còn thời hạn và có đính kèm thêm cả số CMND hay CCCD.
Riêng đối với người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thì yêu cầu hộ chiếu vẫn còn thời hạn.
Đối với người nước ngoài thì yêu cầu bản sao hộ chiếu vẫn còn thời hạn (tối thiểu là 6 tháng trở lên) cùng với thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú. Người nước ngoài cũng cần phải chuẩn bị chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ.
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe
Bản sao của giấy phép lái xe cũ đã hết hạn
Xác định rõ bản thân thuộc đối tượng nào để làm hồ sơ và thủ tục thi cho phù hợp
Đối với những người bị mất giấy phép lái xe của bằng B2 nếu muốn xin cấp lại thì cũng chuẩn bị giấy tờ giống với người đã hết hạn bằng lái. Tuy nhiên thay vì chuẩn bị bản sao của giấy phép lái xe cũ đã hết hạn thì chuẩn bị bản chính trong hồ sơ gốc của giấy phép lái xe đã bị mất (loại giấy tờ này không bắt buộc)
Sau khi đã chuẩn bị xong các thủ tục và hồ sơ đầy đủ thì sẽ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
4.2. Chi phí khi thi bằng lái xe B2
Theo như Thông tư 188/2016/TT-BTC thì chi phí thi sát hạch bằng B2 bao gồm các khoản như sau:
Nội dung thi sát hạch
Chi phí
Thi sát hạch lý thuyết
90.000 đồng/lần
Thi sát hạch thực hành trong hình
300.000 đồng/lần
Thi sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng
60.000 đồng/lần
Ngoài ra thì để được cấp bằng lái xe, người thi sát hạch cũng phải đóng một mức lệ phí quy định là 135.000 đồng/lần. Lưu ý rằng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi sát hạch lái xe, thời gian cấp bằng sẽ hết.
Bên cạnh bằng B2 lái xe gì thì lệ phí khi thi cũng là điều được nhiều người quan tâm
Trên thực tế thì mức lệ phí khi không bao gồm chi phí đào tạo lái xe sẽ rơi vào khoảng trên dưới 2 triệu đồng. Còn nếu như muốn trọn gói cả học cả thi thì mức phí này có thể dao động từ 10 đến 15 triệu đồng tùy cơ sở.
4.3. Luật thi bằng lái xe B2 gồm những gì?
Kể từ năm 2020 thì các quy định liên quan đến luật thi bằng lái xe B2 đã có những thay đổi đáng kể. Trong đó thì bắt buộc những người dự thi sẽ phải trải qua hai phần thi là thi tốt nghiệp và thi sát hạch.
Ở phần thi tốt nghiệp thì người dự thi sát hạch phải trải qua hai phần là thi lý thuyết và thi lái xe dựa trên phần mềm mô phỏng 3D. Còn đối với phần thi sát hạch thì sẽ trải qua 4 nội dung là lý thuyết, lái xe mô phỏng lái xe 3D, thực hành lái xe trên đường trường và 11 bài lái xe sa hình.
Phần lý thuyết sẽ bao gồm có 600 câu hỏi và nằm trong số đó là 100 câu hỏi điểm liệt. Nếu như người dự thi chỉ cần trả lời sai một trong số những câu điểm liệt này thì lập tức sẽ bị đánh trượt dù có đủ điểm thi lý thuyết hay không.
Người dự thi cần phải lưu ý về bộ đề thi ôn lý thuyết với cấu trúc như sau:
Khái niệm và quy tắc liên quan đến giao thông đường bộ, tổng cộng có 166 câu hỏi.
Nghiệp vụ vận tải, tổng cộng có 26 câu hỏi
Đạo đức về văn hóa giao thông cũng như phòng chống tác hại của bia rượu, tổng cộng có 21 câu
Kỹ thuật lái xe, tổng cộng có 56 câu hỏi
Hệ thống biển báo, tổng cộng có 182 câu hỏi
Sa hình cũng như kỹ năng xử lý tình huống, tổng cộng có 114 câu hỏi
5. Thời hạn sử dụng bằng lái xe B2
Bên cạnh những thắc mắc bằng B2 lái xe gì thì thời hạn sử dụng cũng là một yếu tố được nhiều ứng viên quan tâm.
Thời hạn của bằng lái xe B2 có giá trị là 10 năm
Dựa trên khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì đã quy định rõ bằng lái xe B2 có thời hạn sử dụng là 15 kể từ ngày cấp. Bản thân người lái xe cần phải lưu ý về vấn đề này để đảm bảo không bị phạt trong quá trình đang tham gia giao thông. Trong quá trình sử dụng nếu như có hết hạn hoặc bị mất thì hãy trực tiếp đến các cơ sở đào tạo lái xe để giữ sát hạch lại. Ngoài ra cũng đừng quên chú ý đến bằng lái B2 chạy được xe gì nhé.
Như vậy qua bài viết trên thì chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn xem bằng B2 lái xe gì để bạn lựa chọn đúng các phương tiện giao thông, tuân thủ các quy định và không bị phạt. Hi vọng những chia sẻ về bằng lái B2 ở bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Tiếp tục theo dõi chúng tôi trong những bài viết sắp tới để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị đằng sau tay lái nhé.